Vùng đất Hà Nam không những thu hút du khách bởi nhiều địa danh đẹp mà đây còn là một địa điểm du lịch tâm linh đầy hứa hẹn. 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nam được giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn có những lựa chọn du lịch hấp dẫn.

1. Kẽm Trống

Địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Hà Nam được nhắc đến chính là Kẽm Trống. Đây là nơi có dòng sông chảy qua khoảng trống giữa hai ngọn núi. Dòng sông này là sông Đáy với hai bên là các ngọn núi nằm san sát nhau đã tạo cho Kẽm Trống một khung cảnh vô cùng thơ mộng như bức tranh thủy mạc.

Khi du lịch Kẽm Trống du khách còn được khám phá các hang động kì bí bên ở trong lòng các ngọn núi, có một số ngọn núi là nơi cư ngụ của hàng vạn con dơi.

2. Bát cảnh sơn

Quần thể di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn thuộc xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lựng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng - Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích - Hà Nội).
Dulichgo
Bát Cảnh Sơn là một trong những danh thắng nổi tiếng ở Hà Nam. Khu quần thể du lịch này hàng năm đón hàng triệu khách du lịch ghé thăm. Xưa kia nơi đây được coi là thắng cảnh của trấn Sơn Nam gồm có 8 ngôi chùa và một ngôi đền được sắp xếp theo thuyết ngũ hành trong đó một vài thắng cảnh đã bị hủy hoại bởi chiến tranh. Nhưng hàng năm khách du lịch vẫn tới đây với số lượng đông.

Quần thể Bát Cảnh Sơn bao gồm; Đền Tiên Ông (đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Cả, chùa Vân Mộng... Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, với những dấu tích xưa còn lại, quần thể Bát Cảnh Sơn được nghiên cứu đầu tư xây dựng để sớm đưa nơi đây  trở thành điểm du lịch sinh thái - văn hoá hấp dẫn của  Hà Nam.

3. Đền Lãnh Giang

Đền Lãnh Giang nằm ngay gần bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Đền còn có tên gọi khác là Lãnh Giang linh từ, đền tọa lạc trong khuôn viên có diện tích 3.000m2. Nơi đây không tuy không có núi đồi nhưng lại mang một màu xanh bạt ngàn của cây trái.

Sau nhiều lần tu sửa, kiến trúc đền hiện nay gồm các công trình: hồ bán nguyệt, tam quan và đền chính. Hồ bán nguyệt được trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là ngọn bảo tháp 2 tầng và cây cầu cong tạc hình “lưỡi long hướng địa” nối bảo tháp với tam quan. Tam quan đền xây theo kiểu chồng diêm tám mái với các đầu đao cong vút đắp nổi hình đầu rồng, đan xen là mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Ðền chính có kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung đường được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.
Dulichgo
Ngoài kiến trúc bề thế, đền Lảnh Giang lưu giữ nhiều đồ thờ giá trị như: khám long đình, khám đặt tượng 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, kiệu bát cống long đình, sập thờ và nhiều hoành phi câu đối, nhang án…

4. Đền Trần Thương

Đền Trần Thương nằm ở Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Đền được xây dựng trên thế đất “hình nhân bái tướng”, ở giữa là gò nổi tựa mai con rùa, hai bên tạo thành hai tay ngai, xung quanh là những hồ nước được trồng sen.

Ngoài cùng là tam quan ngoại. Cửa chính cao hai tầng, tầng dưới được cuốn hình vòm, xung quanh có trang trí hoa văn, tầng trên là gác chuông tám mái. Bên trong gác chuông có treo một quả chuông lớn.

Tương truyền nơi đây đã từng là kho lương của Nhà Trần và là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên vào thế kỷ 13. Đền Trần Thương thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây dựng vào năm 1783 với kiến trúc mang đậm nét cổ truyền dân tộc.

5. Đền Trúc

Đền Trúc (Ngũ Động Thi Sơn) thuộc địa phận thôn Quyển Sơn của xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền nằm bên ven sông Đáy ngay dưới chân núi Cấm.

Cổng đền gây ấn tượng với những họa tiết, chữ và đôi voi đắp nổi hướng mặt về phía nhau. Giữa sân đền có hai trụ lớn uy nghiêm nằm giữa cùng hai trụ nhỏ ở bên có lẽ đây là cổng đền xưa kia.
Dulichgo
Cạnh đền Trúc là Ngũ Động Sơn với năm động kỳ thú liên tiếp nhau trong lòng núi. Ngọn núi này còn được gọi là núi Cấm. Đối với người dân địa phương, núi Cấm đặc biệt linh thiêng vì tương truyền lá cờ của Lý Thường Kiệt đã bay lên đây khi ông dẫn quân đi đánh giặc qua đây.

Đền Trúc không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn thu hút đông đảo du khách bởi lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

6. Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn của huyện Kim Bảng. Ngôi chùa này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh hữu tình, hướng chính nam của chùa có thể nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ.

Các công trình của chùa hiện nay đều được xây dựng từ thế kỷ 19, bao gồm các hạng mục chính như: Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, phủ thờ Mẫu, nhà Tổ… Trong đó, Tiền đường có 3 gian hai chái, hai đầu hồi bít đốc, mái lợp ngói nam, nóc mái có tượng lưỡng long chầu nguyệt.

Cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc là núi Ngọc. Trên núi có cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đứng từ đỉnh núi có thể quan sát, chiêm ngưỡng một vùng non nước sơn thủy hữu tình. Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc được công nhận là Di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia năm 1994.

7. Đền Vũ Điện

Đền Vũ Điện còn có tên gọi là đền Bà Vũ, nơi thờ vợ chàng Trương nằm ở thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân. Nói đến vợ chàng Trương nhiều người sẽ nhớ đến người con gái phủ Nam Xang đã sớm được chép vào sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì đền Vũ Điện được xây dựng ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ (thế kỷ XV). Ngôi đền linh thiêng với câu chuyện thương tâm của bà Vũ đã từng là đề tài cho nhiều bậc thi nhân như Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, hay Nguyễn Khuyến… với lòng thương tiếc, ước muốn giải oan cho người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, sự đồng cảm sâu sắc của người đời đối với nỗi oan trái còn dằng dặc ở trên đời và lòng ngưỡng mộ đối với tấm gương trinh liệt. Vì thế mà đền Vũ Điện đã trở thành điểm du lịch Hà Nam hấp dẫn, có sức thu hút mối quan tâm của nhiều vãn khách xa gần.

8. Đền Lăng
Dulichgo
Đền Lăng hay còn được gọi là đền Ninh Thái ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm. Đền thờ vua Đinh, vua Lê cùng Tam vị đại vương. Bên cạnh đó, Đền Lăng còn thờ Lê Đại Hành cùng hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Đến với đền Lăng, du khách sẽ được am hiểu về kiến trúc của đền cũng như các đồ thờ tự của thời Nguyễn, cùng những sản phẩm văn hoá thời hậu Lê rất quý hiếm.

Đến đền Lăng du khách được tham quan vẻ đẹp của ngôi đền cổ và lên đỉnh núi Cõi, phóng tầm mắt bao quát cả khu vực đồng bằng rộng lớn, nơi mà Lê Hoàn đã chỉ huy đội quân tập luyện và chiến đấu chống quân xâm lược nhà Tống.

9. Đình đá Tiên Phong

Đình đá Tiên Phong thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ nguyên vẹn được cho đến ngày nay. Đình Tiên Phong còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như sập thờ, ngai thờ, kiệu bát cống, một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ phục vụ các đội nữ binh trong những ngày lễ hội.

Khách du lịch đến tham quan đình sẽ được chiêm ngưỡng những mảng chạm khắc nghệ thuật hết sức công phu, tạo cho đình một vẻ mềm mại, sống động, hấp dẫn.

10. Khu di tích văn hoá lịch sử

Từ đường Nguyễn Khuyến thuộc địa phận thôn An Đổ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, khu di tích văn hóa lịch sử thờ dòng họ Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến. Đây được coi là một điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn.
Dulichgo
Khách tham quan đến đây sẽ được xem Cờ biểu của Vua ban cho Đệ Nhất Giáp tiến sĩ lại vừa được thưởng ngoạn những áng thơ bất hủ của bậc Tài Danh, đồng thời được dạo mát ở bờ ao “ngư điếu” hay thả bộ trong bóng cây tĩnh mịch – đặc trưng quen thuộc của làng quê cổ kính mà bình dị Việt Nam.

Du lịch, GO! tổng hợp từ Thichdi.com và nhiều nguồn khác.